Tin mới nhất

Onplaza Việt Pháp . Được tạo bởi Blogger.

Người đóng góp cho blog

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em - Nguyên nhân và các triệu chứng thường gặp

Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em hiện nay đang ngày càng gia tăng với tốc độ lớn. Để khắc phục tình trạng này các mẹ cần sớm tìm hiểu nguyên nhân và các triệu chứng suy dinh dưỡng ở trẻ em để điều trị kịp thời. 

Nguyên nhân bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em 

1. Do cha mẹ không có nhiều kiến thức nuôi con:

Đó là việc cha mẹ không cho trẻ được bú sữa mẹ đặc biệt là trong vòng 6 tháng đầu. Mẹ không cho bé ăn dặm không đúng cách, mẹ cũng không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với độ tuổi của trẻ, mẹ cho trẻ ăn quá ít lần trong ngày hoặc là trẻ bị bệnh mà không biết, không cho trẻ ăn bổ sung các bữa và ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng.



2. Do trẻ biếng ăn

– Trẻ biếng ăn vì trẻ thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng. Hầu hết những trẻ bị bệnh đều sẽ biếng ăn. những kháng sinh được dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng vừa có tác động diệt vi trùng gây bệnh, vừa diệt bớt các vi khuẩn thường trú có lợi cho cơ thể tại đường ruột làm giảm quá trình lên men thức ăn, dẫn đến biếng ăn và kém hấp thu, điều này dẫn tới việc trẻ bị xuống cân nhanh chóng.


– Do mẹ chế biến thức ăn không ngon, không hợp với khẩu vị của trẻ nên trẻ không thích ăn và mãi thành chán ăn.

– Do cách chăm sóc của mẹ không phù hợp, hay ép bé ăn đến mức bé phải nôn ra, dẫn đến những sức ép tâm lý căng thẳng nên trẻ chán ăn.

3. Do hoàn cảnh của trẻ em 

Có thể là do hoàn cảnh của trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo, không có đủ thực phẩm để ăn.

4.Do hệ miễn dịch của trẻ 

Do trẻ bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,…Những loại ký sinh trùng này sẽ ăn hết những dưỡng chất trong cơ thể của trẻ khiến trẻ ăn mãi mà không lớn.



5. Do nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác như do trẻ hoạt động quá nhiều, do trẻ phải sống trong môi trường quá nóng, quá lạnh và điều này dẫn đến việc bị tiêu hao năng lượng nhiều…Ngoài ra cũng có thể do trẻ bị bệnh nặng có nhu cầu các dưỡng chất cao mà không được mẹ cung cấp tăng cường đầy đủ.

Các triệu chứng của trẻ suy dinh dưỡng thường gặp 

  • Trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài, biếng ăn, ngủ kém, hay giật mình, khi ngủ vặn vẹo, quẫy đạp không yên, dễ bị kích thích, quấy khóc và hay khóc đêm.
  • Ra nhiều mồ hôi khi ăn, khi bú mẹ, nhất là khi ngủ (mồ hôi trộm).
  • Ngấn thịt xuất hiện ở cổ tay hoặc mắt cá
  • Dễ bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống.
  • Trẻ lớn hơn hay kêu đau bụng, đau một lúc rồi hết, hay kêu đau nhức xương vào chiều tối hoặc ban đêm (hay gặp ở những xương dài như xương cẳng chân).
  • Rụng tóc cũng là một triệu chứng hay gặp
  • Đầu tiên, xương sọ sẽ bị ảnh hưởng, nhất là vào 3 tháng đầu sau sinh: thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu khép kín, có bướu đỉnh, bướu trán.

  • Từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12 xuất hiện các nốt ở đầu xương sườn và biến dạng lồng ngực, ngực dô ức gà, xương sườn cong. Sau 1 tuổi, biến dạng sẽ ảnh hưởng lên chi khi trẻ em đã tập đi: cong xương chi dưới hình chữ O, chữ X, đầu gối vẹo ra ngoài.
  • Trẻ bị gù vẹo cột sống, khung chậu hẹp, chậm phát triển chiều cao.- Chậm mọc răng
  • Cơ nhẽo, yếu cơ gây chậm vận động như chậm biết lẫy, biết ngồi, biết bò, biết đi.
Khi thấy con có các biểu hiện này, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có cách điều trị phù hợp.

Cách phòng tránh suy dinh dưỡng cho trẻ nhỏ 

- Để phòng bệnh còi xương cho trẻ, theo bác sĩ Hào, tốt nhất là bà mẹ thời kỳ mang thai và cho con bú phải ăn uống đầy đủ, uống bổ sung thêm viên sắt, canxi… và nhất là không quên tắm nắng.
- Đối với trẻ em, cho bú mẹ sớm ngay sau khi sinh và bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Đến tuổi ăn dặm, cần cho bé ăn đầy đủ và cân đối 4 nhóm thức ăn là chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.


- Các bé sau sinh 1 tháng cần được tắm nắng mỗi ngày 15 phút vào lúc mặt trời mọc (nên trước 9 giờ sáng) và ánh nắng phải chiếu trực tiếp trên bề mặt da mu tay, chân, bụng, lưng, ngực.
- Vào mùa đông, bạn cần cho con uống 1 liều vitamin D3 (200.000 đơn vị) để điều trị dự phòng. Có thể 6 tháng cho trẻ uống nhắc lại một lần.
- Ngoài ra, mẹ có thể uống vitamin D3 một liều 200.000 đơn vị vào lúc thai được 7 tháng.

Nguyên nhân và các triệu chứng của trẻ còi xương suy dinh dưỡng chậm lớn và cách phòng tránh trên đây hy vọng đã giúp cho các mẹ có thêm kinh nghiệm kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng con cái tốt nhất. Nếu trẻ mắc phải căn bệnh còi xương này thì các mẹ cần phải nhanh chóng giúp trẻ lấy lại cân bằng để phát triển toàn diện. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ hạnh phúc và đừng quên đồng hành cùng thegioidinhduong.vn để biết thêm nhiều thông tin nhé!
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em - Nguyên nhân và các triệu chứng thường gặp Description: Rating: 5 Reviewed By: Unknown
Scroll to Top