Tin mới nhất

Onplaza Việt Pháp . Được tạo bởi Blogger.

Người đóng góp cho blog

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Trẻ bị béo phì - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh hiệu quả

Trẻ bị béo phì đang là tình trạng phổ biến hiện nay, trẻ bị béo phì gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Vì vậy các bậc cha mẹ nên theo dõi để tìm hiểu nguyên nhân, phát hiện các dấu hiệu trẻ bị béo phì để các biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời, hiệu quả.

Nguyên Nhân Trẻ Bị Béo Phì


– Có nhiều yếu tố gây nên trẻ thừa cân, béo phì nhưng trong đó quan trọng nhất chính là khẩu phần ăn vượt quá nhu cầu, hàm lượng chất béo, chất bột và đường vượt quá mức cho phép. Các nhà khoa học cũng đã tìm ra trẻ được nuôi bằng sữa bò có nguy cơ thừa cân – béo phì cao hơn trẻ bú mẹ, vì thức ăn nhân tạo giàu protein và muối, làm tăng áp lực thẩm thấu, gây cảm giác khát, kích thích trẻ ăn nhiều hơn.



– Ở trẻ thì ngủ ít không chỉ không tốt cho sức khỏe mà nó cũng gây béo vì làm giảm khả năng tiêu mỡ (quá trình tiêu mỡ được chứng mình là diễn ra mạnh nhất vào ban đêm khi ngủ). Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh mối liên hệ mật thiết giữa thời gian ngủ ngắn với chứng béo phì ở trẻ.

– Những đứa trẻ ít vận động suốt ngày chỉ ở nhà giành thời gian cho hoạt động tĩnh như xem vô tuyến, chơi điện tử, ăn, ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây thừa cân. Các bậc bố mẹ phải khuyến khích con cái tham gia các hoạt động thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và giảm ngăn ngừa tình trạng đau đầu như hiện nay.

– Một yếu tố nữa đó là cân nặng quá lớn của bé lúc chào đời cũng ảnh hưởng đến sự thừa cân sau này. Do khi mang thai người mẹ làm mất cân bằng trong chế độ ăn do đó tạo nên tình trạng dư thừa mỡ ở trẻ sơ sinh. Nói thế không đồng nghĩa là trẻ nhẹ cân sẽ hoàn toàn thoát khỏi nỗi lo này.

– Có tính di truyền. Tuy chưa có chứng minh nào khẳng định di truyền liên quan đến béo phì nhưng trên thực tế cho thấy, nguy cơ béo phì ở trẻ sẽ tăng lên ở những đứa trẻ có cha hoặc mẹ béo phì, đặc biệt là khi cả cha mẹ đều béo.Cũng có nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trẻ 3-9 tuổi bị suy dinh dưỡng, thấp còi sẽ có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 2-8 lần so với trẻ bình thường. Nguyên nhân có thể là trẻ suy dinh dưỡng mạn tính có khối nạc thấp, chuyển hóa cơ bản và hoạt động thể lực giảm. Khi cung được cấp đủ năng lượng, trẻ sẽ tích luỹ mỡ rất nhanh.

Béo phì trẻ em và tác hại


– BPTE tăng nhanh: Việt Nam từ niên khóa 1999 – 2000 đến niên khóa 2002 – 2003 (3 năm), trẻ 6 tuổi bị béo phì tăng từ 4,4% lên 10,4 năm, trẻ 7 tuổi tăng từ 1% lên 9,5%; Nhật Bản: trong vòng 11 năm (1968 – 1979) tăng gấp đôi; Canada: 1979 – 2009 ở tuổi thiếu niên tăng từ 15 – 26%; Trung Quốc: với trẻ ở ngoại ô Bắc Kinh trẻ 6 tuổi bị béo phì (BP) 4,9%, từ 9 tuổi trở lên tăng kịch phát, đến 13 tuổi tăng tới 16,2% gấp 3 lần số trẻ béo lúc 6 tuổi.



– BPTE ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát dục: thời gian biết đi bị chậm lại; vì thiếu canxi lại gánh một thân trọng quá lớn, sụn bị tổn thương sinh ra chứng đầu gối lật vào trong hoặc lật ra ngoài, bàn chân bẹt; gây chứng ngưng thở khi ngủ; gây suy giảm khả năng miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn (hô hấp, tiêu chảy); làm giảm trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ, khả năng thao tác. Một nghiên cứu của Trung Quốc (Tiêu Lê-1998) tại 18 trường tiểu học thấy trẻ béo phì có trí lực tổng hợp bị giảm sút so với trẻ cùng trang lứa không bị béo phì.

– BPTE dẫn tới trẻ mắc những “bệnh của người lớn”, như: hội chứng rối loạn chuyển hóa, rối loạn lipid máu, xơ vữa mạch động mạch, viêm gan nhiễm mỡ, đề kháng insulin, giảm dung nạp glucose, tăng nguy cơ đái tháo đường tuýp 2, cao huyết áp, các bất thường đông máu, hội chứng buồng trứng đa nang; có trẻ xuất hiện bệnh tim mạch rất sớm.

– BPTE có 4 thời kỳ phát triển: béo khi còn bú sữa, béo lúc nhỏ tuổi, béo tuổi đi học, béo tuổi trưởng thành trong đó có hai thời kỳ đáng chú ý là béo lúc còn bú sữa và giai đoạn sau của thời kỳ trưởng thành. Từ tuần 30 của thai nhi đến hết 1 tuổi là thời kỳ sinh sản nhanh nhất của tế bào mỡ. Nếu cho trẻ dinh dưỡng quá độ càng thúc đẩy tế bào mỡ tăng nhanh và có tính “vĩnh cửu”. Cho nên, béo trong thời kỳ này sẽ dẫn tới béo suốt đời. Đến 10 tuổi tế bào mỡ vẫn tiếp tục tăng nhanh, trở thành những trẻ có cân nặng quá khổ.



– Nếu trẻ từ 10 – 13 tuổi có cân nặng bình thường thì đến 31 tuổi chỉ có 30% trở thành béo phì (nữ 42%, nam 18%) nhưng nếu ở lứa tuổi này trẻ đã có cân nặng quá khổ thì đến 31 tuổi có 87% trở thành trở thành béo phì (nữ 88%, nam 86%). Juonala theo dõi trong 25 năm thấy chỉ có 15% số trẻ em có cân nặng bình thường trở thành béo phì ở tuổi trưởng thành trong khi đó có 82% số trẻ em béo phì chuyển thành béo phì ở tuổi trưởng thành. Như vậy, có bằng chứng dịch tễ học cho thấy: béo phì ở tuổi trẻ em liên quan đến việc tăng suất độ béo phì ở tuổi trưởng thành.

– Bằng chứng dịch tễ học cũng cho thấy BPTE liên quan tới việc tăng suất độ xơ cứng động mạch (huyết áp cao, rối loạn lipid máu, đái tháo đường) ở tuổi trưởng thành (Juonala – 2008).

Cách phát hiện, chữa trị và đề phòng béo phì ở trẻ em


– Từ tuổi lên 2 hoặc 3 đã có thể phát hiện ra một sự tăng cân ở trẻ rồi. Tuy nhiên ở những trẻ hơi mập quá, cũng chưa đáng phải lo ngại. Cách phát hiện chính là nhờ sự theo dõi, giám sát đường cong đồ thị biểu diễn các chỉ số cơ thể (indice corporelle) của cơ thể. Chỉ số cơ thể (c.s.c.t) được đo bằng tỷ số:
C.s.c.t = cân nặng (tính bằng kg/chiều cao (tính bằng M)2.

– Đồ thị ghi sự biến đổi của các chỉ số cơ thể của trẻ phải được ghi lại theo thời gian thường là 1 tháng 1 lần và có được sự theo dõi, giám sát của thầy thuốc nhi khoa hằng năm. Hơn 50% trẻ em béo phì ở tuổi lên 6, sẽ vẫn béo phì ở tuổi trưởng thành; nếu trẻ vẫn bị béo phì ở tuổi lên 10 thì có đến 70-80% số cháu sẽ vẫn rơi vào tình trạng đó khi lớn lên.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh béo phì ở trẻ em là gì?


– Để ngăn chặn chứng béo phì ở trẻ em, cần tác động lên 2 lĩnh vực: lĩnh vực ăn và uống và lĩnh vực tiêu hao vật chất (dépeuse physique).

– Đối với vấn đề ăn uống, khó khăn đầu tiên của bác sĩ nhi khoa thường gặp là phải thuyết phục cha mẹ trẻ thay đổi cách nuôi dưỡng giúp trẻ giảm cân. Cha mẹ trẻ có thể tham khảo một số gợi ý sau:

– Tôn trọng một nhịp độ (rytsme) 4 bữa ăn/ngày (kể cả bữa ăn phụ, nhẹ (legouter) đầu buổi chiều, kiên quyết loại bỏ thói quen ăn vặt (gugnotage) quà, bánh kẹo…



– Tăng cường ăn rau quả, lý tưởng nhất là 5 trái cây, rau/ngày.

– Hạn chế các món ăn giàu protein (đạm) như thịt, cá, trứng… chỉ 1 lần/ngày.

– Thay thế những loại bánh kem, bánh quy, bánh ngọt, gatô bằng bánh mì trắng, các loại bánh mì làm bằng bột gạo lức (pain complet), tránh các loại bánh xốp (có nhiều ruột) có đường, sữa, chất béo (pain de mie)…

– Hạn chế sự tiêu thụ các loại phomat khô, chỉ nên dùng 1 lát/ngày và ưu tiên cho các loại sữa chua (yaourts) ở các bữa ăn khác.

– Không nên bỏ các chất tinh bột (féculents): cơm, bột gạo, bánh mì, khoai tây… cần có ở các bữa ăn để trẻ khỏi ăn vặt kẹo, bánh ngọt…

– Điều quan trọng cần chú ý là làm sao đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng hợp lý và cần thiết của trẻ ở các lứa tuổi trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ở tuổi lên 1, khẩu phần chất protein (đạm) của trẻ chỉ khoảng 30g/ngày, đến 4-5 tuổi là 50g/ngày, đến năm 12 tuổi là 100-120g/ngày.

– Về hoạt động thể chất, phải cho trẻ tiến hành các hoạt động hàng ngày: tập thể dục, leo cầu thang bộ, đi bộ tới trường, tham gia tối đa các hoạt

động dã ngoại (cắm trại, leo núi, bơi lội…), hoạt động thể lực, chân tay tối thiểu 1 tiếng/ngày.


Cách điều trị


– Lập một bảng chế độ ăn hợp lí cho trẻ béo phì: hạn chế trẻ ăn đồ ăn nhiều đạm, đường, chất béo, tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, tìm hiểu sở thích của trẻ và tạo cho trẻ thói quen ăn nhiều thứ khác nhau, giúp trẻ không bị chán ăn.

– Tránh xa các loại thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh.

– Cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả thay vì nước ngọt có gas.

– Cho trẻ ăn làm nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn ít một tránh việc ăn quá nhiều một lúc khiến trẻ bị tích mỡ.
– Nên dùng sữa gầy cho trẻ, hạn chế dùng sữa nguyên kem. Sữa đặc có đường cần được thay bằng sữa tươi hoặc sữa bột.



– Nếu trẻ bị mắc bệnh béo phì quá nặng: nên tới bác sĩ khám và điều trị để bác sĩ đưa ra lời khuyên và thuốc giảm cân tốt nhất, tránh biến chứng xấu xảy ra cho trẻ, hoặc nếu tất cả các phương pháp trên đều không thành công thì đợi khi trẻ tới tuổi vị thành niên có thể đi phẫu thuật giảm béo phì.

Với các thông tin qua bài viết này, thegioidinhduong.vn hi vọng phần nào đă giúp các bạn có được những thông tin cần thiết để hỗ trợ trẻ tốt nhất!
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: Trẻ bị béo phì - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh hiệu quả Description: Rating: 5 Reviewed By: Unknown
Scroll to Top